Giỏ hàng

Trung thu ở 3 miền Bắc, Trung, Nam

Là một trong những ngày lễ lớn trong năm của người Việt. Nơi gìn giữ nét văn hóa truyền thống của dân tộc.

 

1. Miền Bắc cầu kỳ tinh tế

 
Là một trong những khu vực lâu đời và cái nôi của người Việt.
Chính vì thế nét cổ truyền bản sắc văn hóa dân tộc tại đây luôn được lưu truyền từ đời này sang đời khác.
Tết trung thu ở miền Bắc Việt Nam có phần cầu kỳ hơn, tinh tế hơn và gắn liền với nét cổ truyền hơn so với các khu vực khác.
Miền Bắc đón thu bằng sự chuyển biến rõ rệt từ đất trời mùa của sự bội thu trong nông nghiệp. Mùa mà vẻ đẹp lãng mạn, nên thơ cùng với thời tiết ôn hòa khiến việc đón Tết Trung Thu trở nên tinh tế và hòa nhã hơn.
Chuẩn bị cho mùa trăng tháng 8, Hà Nội thủ phủ của Việt Nam luôn ngập tràn mâm cỗ, bánh trung thu, lồng đèn cho trẻ em khắp nơi nô nức đón chờ.
Với nét văn hóa truyền thống nên mâm quả trưng bày, phá cỗ, ăn bánh trung thu, rước đèn trung thu cho trẻ em luôn được gìn giữ ngàn đời.
 

Mâm trái cây trưng bày, bánh trung thu, kèm với chó bưởi

Chuẩn bị bánh trung thu và các trái cây trưng bày

 

Mang nét truyền thống cổ truyền từ lâu việc biếu bánh trung thu cho các bậc trưởng bối luôn là việc phải làm từ các hậu bối. Đề cao việc đoàn viên việc quây quần sum họp cùng nhau phá cỗ để cầu mong sự sung túc, bình yên cho gia đạo dưới ánh trăng tròn huyền ảo tháng 8 âm lịch.

 

2. Miền Trung Náo Nhiệt Với Lễ Hội

 

Là khu vực nối miền Bắc và miền Nam nên có sự giao thoa mạnh mẽ văn hóa từ 2 miền của miền Trung.

Khác với các nét cầu kỳ, tinh tế của miền Bắc hay sự mới mẻ, ấm áp tình nghĩa ở miền Nam. 
Miền Trung là nơi có nhiều lễ hội náo nhiệt và không khí rộn ràng nhất trong mùa trăng tháng 8.

Phố cổ Hội An rực rỡ ánh đèn lồng. Nhà nhà đổ xô ra đường, hòa vào các trò chơi dân gian.
Huế cổ kính và trầm mặc cũng trở nên tưng bừng đến lạ với những mâm cỗ đón trăng tinh tế được chăm chút, mang đến bao nhiêu háo hức cho con trẻ xứ mộng mơ này.

 

Thả đèn hoa đăng cầu bình an cho gia đình

Lễ hội rước đèn trung thu

 

3. Miền Nam Ấm Áp Nghĩa Tình

 
Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa từ khắp các nơi trên đất nước. 
Miền Nam không có sự cầu kỳ truyền thống như miền Bắc cũng không có những lễ hội lâu đời như miền Trung.
Nơi khởi nghiệp của nhiều người con xứ lạ tập trung lại tạo nên sự ấm áp nghĩa tình, nơi của sự hào sảng, chân thành.
" Bán bà con xa mua láng giềng gần " - Câu nói nổi tiếng đúng nhất về xứ này.
Tết Trung thu ở miền Nam đa dạng và phong phú hơn do mang nhiều nét văn hóa từ các nơi khác mỗi thứ một chút.
Tựu chung lại dù có nhiều khác biệt nhưng Tết Trung Thu ở miền Nam vẫn mang sự ấm áp, sự đoàn viên trong gia đình, chòm xóm và không thể thiếu ăn bánh trung thu, rước đèn ông sao cổ truyền.
 

Mua đèn trung thu cho con chơi ngày Trung Thu

Gia đình quây quần sum họm ăn Tết Trung Thu

 

4. Tết Trung Thu - Tết Đoàn Viên Cho Người Việt

 

Tết Trung Thu - Tết Đoàn Viên, đây là một dịp lễ đặc biệt trong năm của người Việt. Vào ngày này, các thành viên trong gia đình sẽ quay về đoàn tụ, quây quần bên nhau.

Các thành viên có cơ hội gặp gỡ nhau sau nhiều ngày xa cách, cùng trò chuyện và ôn lại những kỷ niệm, chia sẻ với nhau mọi điều trong cuộc sống. Bên cạnh đó, ngày này người dân còn tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa để kỷ niệm dịp Tết Đoàn viên.

 
 

Cũ hơn Mới hơn